Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm là thủ tục bắt buộc đối
với tất cả các sản phẩm được sản xuất theo phương pháp công nghiệp. Chứng nhận
tiêu chuẩn sản phẩm của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở hồ sơ công bố
tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá của doanh nghiệp để sản phẩm được lưu
hành trên thị trường. Đồng thời, hoạt động công bố chất lượng sản phẩm là một
cam kết của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng về sản phẩm mà họ cung cấp. Luật
Gia Phát với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ đáp ứng nhu cầu của
khách hàng một cách chính xác, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí tối đa cho
khách hàng trong thời gian ngắn.
|
Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm |
I.Tư vấn công bố tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm tại Luật Gia Phát:
- Tư vấn những quy định của pháp luật về
công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm;
- Tư vấn thủ tục công bố tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm;
- Tư vấn các vấn đề liên quan khác.
2. Đại diện khách hàng hoàn tất các thủ tục
công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm như:
- Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, Luật Gia
Phát sẽ tiến hành soạn hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cho khách
hàng;
- Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch
thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.
- Đại diện lên các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền nộp hồ sơ đăng ký Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cho khách hàng;
-Đại diện theo dõi và thông báo kết quả
hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
- Đại diện nhận kết quả là giấy chứng
nhận Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cho khách hàng;
- Khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy
chứng nhận (Nếu có).
II.Hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm, bao gồm:
1. Đối với sản phẩm sản xuất trong nước
- Giấy phép đăng ký kinh doanh bản sao
công chứng của công ty công bố
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (về
chỉ tiêu hóa lý, chỉ tiêu vi sinh và chỉ tiêu kim loại nặng).
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ
sinh an toàn thực phẩm (02 bản sao công chứng)
- 03 Mẫu sản phẩm
- Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản
phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân).
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
hàng hóa tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có dấu nhận đơn của Cục Sở Hữu Trí
Tuệ Việt Nam (nếu có).
2. Đối với sản phẩm nhập khẩu
- Giấy phép đăng ký kinh doanh bản sao
công chứng của công ty công bố
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm -
Certificate Of Analysis: 02 bản chính hoặc sao y chứng thực (về chỉ tiêu chất
lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu vệ sinh liên quan).
Ghi chú: CA hợp lệ phải do trung tâm kiểm nghiệm độc lập có chức năng phòng thí
nghiệm đạt chuẩn ISO 17025, cung cấp giấy chứng nhận ISO 17025. Trường hợp không
có giấy phân tích thành phần này thì phải kiểm nghiệm tại các trung tâm kiểm
nghiệm có chức năng tại Việt Nam.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do -
Certificate of Free Sale ( Bản chính hoặc bản sao y thị thực lãnh sự)
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an
toàn thực phẩm hoặc ISO 22.000 của công ty sản xuất
- Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản
phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân).
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn
hiệu hàng hóa tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có dấu nhận
đơn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam (nếu có).
III. Quy trình thực hiện công bố
tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
1. Thiết lập hồ sơ công bố tiêu chuẩn:
- Bản công bố tiêu
chuẩn chất lượng sản phẩm
- Bản Quyết định áp
dụng tiêu chuẩn sản phẩm
- Bản Tiêu chuẩn cơ
sở
- Dự thảo nhãn phụ
sản phẩm
2. Tiến hành Công bố tiêu chuẩn sản phẩm:
- Tiến hành nộp hồ
sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm tại Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việc lựa chọn các nhà dịch vụ để tiến hành cho
bạn các công việc về công bố tiêu chuẩn chất lượng ngoài các tiêu chí về giá cả,
thời gian, thì bạn cần phải lưu ý về một số vấn đề như:
- Chi phí trọn gói cho toàn bộ quá
trình xin công bố ( Từ khâu xử lý các trường hợp khó khi giấy tờ chưa hợp lệ,
chưa đầy đủ )
- Thời gian cam kết dịch vụ là đảm bảo
chính xác, tiêu chí này là rất quan trọng, vì một đơn vị dịch vụ chuyên nghiệp
thì họ sẽ xử lý khâu tư vấn ngay từ đầu về các hồ sơ giấy tờ chính xác, khả
năng nhận định về tính khả thi của các giấy tờ có đảm bảo hay không, khâu này
là mất rất nhiều thời gian, các nhà dịch vụ có nhiều kinh nghiệm thì khâu này sẽ
là một lợi thế nhằm đảm bảo cho bạn một quy trình nhanh gọn và chính xác
- Xử lý công việc sau khi soạn hồ sơ:
Việc soạn hồ sơ và xây dựng bộ hồ sơ pháp lý đầy đủ đã mất thơi gian và quan trọng,
nhưng việc xử lý hồ sơ lại càng quan trọng hơn, có lẽ một nhà dịch vụ chuyên
nghiệp thường có nhiều kỹ năng hơn trong việc bổ sung, sửa chữa các sai sót và
yêu cầu của cơ quan nhà nước bằng mối quan hệ cũng như chuyên môn thật sự để nhằm
giúp bạn đạt được mục tiêu sớm nhất
- Các dịch vụ liên quan và hậu mãi: Nếu
bạn chỉ quan tâm tới một hoặc một số các giấy tờ mà hiện tại bạn xin được và
xem như nhà dịch vụ đó đã hoàn thành tốt công việc của mình thì là một sai lầm,
việc một nhà tư vấn chuyên nghiệp không chỉ đơn thuần xin ra giấy phép cho bạn
là xong mà họ còn có cả một ê kíp làm việc và hoàn toàn có thể giúp bạn ở những
công đoạn về sau trong quá trình tung sản phẩm ra thị trường.
Với
phương châm hoạt động uy tín, chuyên nghiệp, phục vụ tận tình.
Luật
Gia Phát là sự lựa chọn tốt nhất cho khách hàng.!
MỌI CHI
TIẾT XIN LIÊN HỆ:
Địa
chỉ: Phòng 102 C1 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội