Ở nước ta mạng lưới các trung tâm dạy nghề loại hình cơ sở dạy
nghề khá phổ biến, chủ yếu dạy nghề ngắn hạn, có vai trò quan trọng trong dạy, bổ
túc, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu đa dạng, linh hoạt và luôn biến
động của thị trường lao động.
|
Tư vấn thủ tục xin giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề |
I. Điều kiện cho phép thành
lập trung tâm dạy nghề
1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ
sở dạy nghề và quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới Trung tâm đào
tạo của Bộ, Tổ chức chính trị – xã hội, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Quy mô đào tạo tối thiểu 100 học sinh
3. Số nghề đào tạo trình độ trung cấp tối
thiểu là 3 nghề.
4. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về
số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn
theo quy định tại khoản 3, Điều 58 của Luật Dạy nghề, trong đó:
a) Tỷ lệ học sinh quy đổi
trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên;
b) Tỷ lệ giáo viên cơ hữu
ít nhất là 50% và đảm bảo có giáo viên cơ hữu cho từng nghề đào tạo.
5. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề khi xin giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề cần phải đảm báo điều kiện đặt ra cụ thể:
a) Cơ sở vật chất phù hợp với quy mô,
trình độ đào tạo của từng nghề và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng
Việt Nam TCXD VN 60: 2003 “Trung tâm dạy nghề – Tiêu chuẩn thiết kế” được ban
hành theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Cụ thể:
- Diện tích đất sử dụng tối thiểu là
10.000m2 đối với khu vực đô thị, 30.000m2 đối với khu vực ngoài khác;
- Phòng học lý thuyết, thực hành đáp ứng
được quy mô đào tạo theo quy định. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu 1,5
m2/chỗ học, diện tích phòng học thực hành tối thiểu từ 4 – 6 m2/chỗ thực hành;
- Xưởng thực hành đủ tiêu chuẩn đáp ứng
được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề trình độ trung cấp;
- Phòng học chuyên môn đáp ứng yêu cầu giảng
dạy và học tập theo chương trình dạy nghề trình độ trung cấp;
- Thư viện có chỗ ngồi đáp ứng yêu cầu
nghiên cứu của cán bộ giáo viên và học tập của học sinh;
- Có đủ diện tích để phục vụ cho học sinh
và giáo viên rèn luyện thể chất theo tiêu chuẩn thiết kế;
- Có phòng y tế với trang thiết bị đáp ứng
tối thiểu điều kiện chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, giáo viên và học sinh trong khi thành lập trung tâm dạy nghề.
b) Thiết bị dạy và học nghề:
Thiết bị dạy lý thuyết và thực hành phù hợp
với quy mô, trình độ của từng nghề đào tạo theo quy định.
6. Có đủ khả năng tài chính đảm bảo cho
việc đầu tư và hoạt động của Trung tâm Trung tâm đào tạo. Vốn pháp định thành lập
Trung tâm Trung tâm đào tạo là 10 tỷ đồng Việt Nam.
7. Chương trình, giáo trình dạy nghề:
a) Có đủ chương trình dạy nghề được xây dựng
trên cơ sở của chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội ban hành;
b) Có đủ giáo trình, tài liệu giảng dạy,
học tập cho các chương trình dạy nghề của Trung tâm.
II. Hồ sơ thành lập trung tâm
bao gồm:
1. Đơn đăng ký hoạt động dạy nghề: Mẫu số
1
2. Bản sao Quyết định thành lập hoặc
Quyết định cho phép thành lập trung tâm dạy nghề - Đối với đơn vị có vốn
đầu tư nước ngoài : Bản sao Giấy phép/Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định
cho phép thành lập đơn vị.
- Đối với doanh
nghiệp (trong nước): Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Báo cáo thực trạng về một số điều
kiện bảo đảm cho hoạt động dạy nghề. (Theo đúng mẫu dành cho Trường TCN,
TTDN; hoặc mẫu dành cho doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, tổ chức, đơn vị khác có dạy
nghề):
- Mẫu số 2: Dành
cho trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề
- Mẫu số 3: Dành cho
doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, tổ chức, đơn vị khác có dạy nghề
4. Bảng kê (tổng hợp) cơ sở vật chất: Mẫu
CSVC
5. Bản sao Điều lệ, Quy chế đơn vị, đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với các doanh nghiệp: Quy chế hoặc
Nội quy hoạt động dạy nghề: Mẫu NQ
6. Chương trình dạy nghề chi tiết có
phê duyệt của Trưởng đơn vị.
- Đối với chương trình trung cấp nghề được
xây dựng theo chương trình khung do Bộ ban hành, chỉ cần nộp phần tự chọn: Mẫu
chương trình của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Đối với chương trình sơ cấp nghề, dạy
nghề thường xuyên chương trình không chính quy: Theo mẫu CTSCN-TX
7. Bản sao Quyết định bổ nhiệm hoặc
Quyết định công nhận hiệu trưởng, giám đốc, trưởng đơn vị; hoặc văn bản của Hội
đồng thành viên, Hội đồng quản trị doanh nghiệp cử người phụ trách quản lý và đại diện thành lập trung tâm dạy
nghề.
8. Lý lịch của cán bộ nêu tại loại hồ
sơ số 7 trên đây: Mẫu 2C/BNV-2008
9. Danh sách (tổng hợp) cán bộ, giáo
viên, nhân viên tham gia dạy nghề: Mẫu DS
10. Bản sao văn bằng, chứng chỉ có liên
quan của cán bộ, giáo viên có tên trong loại hồ sơ số 9 trên đây.
- Đối với cán bộ phụ trách (không phải chủ
đầu tư) và giáo viên là người nước ngoài : Kèm thêm bản sao Giấy phép lao động
có giá trị trong thời hạn phù hợp thời gian tham gia quản lý và đào tạo.
11. Giấy chứng nhận sức khỏe của giáo
viên đối với nghề có yêu cầu: Mẫu của cơ quan Y tế quận, huyện; bệnh viện
12. Bản sao một trong các loại giấy tờ
sau đối với cơ sở vật chất, công trình xây dựng của đơn vị để hoàn thiện thủ tục thành lập trung tâm dạy nghề:
- Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất
– sở hữu nhà của đơn vị.
- Giấy Chứng nhận hoàn thành công
trình xây dựng (đối với công trình xây dựng mới).
- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền
giao quyền sử dụng công trình cho đơn vị để thực hiện nhiệm vụ đào tạo.
- Hợp đồng thuê nhà, công trình (có
công chứng), ghi rõ mục đích làm cơ sở đào tạo thành lập trung tâm dạy nghề.
13. Bản đăng ký học phí dự kiến (có phần
phân tích học phí)
- Không áp dụng đối với chương trình
trung cấp nghề của các trường công lập: Mẫu HP
14. Văn bản của Bộ chuyên ngành liên
quan xác nhận đủ điều kiện để dạy các nghề thuộc ngành y, dược; nghề lái xe cơ
giới đường bộ, lái tàu sông, tàu biển, tàu hỏa; nghề vệ sỹ.
15. Văn bản kết luận và đề nghị của Phòng
Lao động – TBXH quận, huyện (đối với trường hợp cơ sở dạy nghề đăng ký tại
Phòng Lao động – TBXH quận, huyện).
Lưu ý về các loại hồ sơ giấy tờ trên đây:
- Các bản sao y phải có chứng thực
sao y
- Các văn bản tiếng nước ngoài phải
kèm bản dịch sang tiếng Việt có công chứng
III. Phạm vi dịch vụ của
Luật Gia Phát:
1. Cách thức thực hiện:
- Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của
quý khách liên quan đến việc xin cấp phép thành lập trung tâm dạy nghề;
- Soạn thảo 01 bộ hồ sơ xin cấp
phép hoạt động của trung tâm dạy nghề;
- Thay mặt quý khách tiến hành
mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội cho
đến khi được cấp giấy chứng đăng ký hoạt động dạy nghề;
- Thay mặt nhận kết quả và bàn
giao cho quý khách.
2. Thời gian hoàn thiện thủ tục thành lập trung tâm dạy nghề thực hiện:
- Thời gian soạn để soạn hồ sơ xin:
trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày quý khách cung cấp đầy đủ tài liệu,
thông tin theo yêu cầu của luật Gia Phát và hợp đồng dịch vụ pháp lý được ký
kết;
- Thời gian nhận được Giấy phép: 25
ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ;
Lưu ý:
Trong trường hợp thời gian thẩm định hồ
sơ của quý khách tại cơ quan có thẩm quyền bị kéo
dài hơn so với thời hạn nêu trên vì nguyên nhân khách quan, Luật Gia
Phát sẽ có trách nhiệm nỗ lực một cách hợp lý phối hợp và tác động để thúc đẩy
tiến độ hồ sơ.
Qúy khách tham khảo thủ tục thành thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ
Với phương châm hoạt
động uy tín, chuyên nghiệp, phục vụ tận tình.
Luật Gia Phát là sự lựa
chọn tốt nhất cho khách hàng.!