Hiện nay, theo sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ y tế, Cục an toàn thực phẩm đã nhấn mạnh việc tăng cường thanh tra, kiểm tra và tập trung xử lý vi phạm đối với sản phẩm thực phẩm chức năng. Một số doanh nghiệp bỏ qua hoặc không nắm chắc về vấn đề pháp lý về việc quảng cáo thực phẩm chức năng như tiến hành quảng cáo khi chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung hay nội dung xin giấy phép quảng cáo không đúng với nội dung đăng ký… nên đã bị xử phạt hành chính về vấn đề sai phạm này và số tiền phạt là một con số không hề nhỏ.
|
Thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng |
Theo Hiệp hội thực phẩm Chức năng Việt Nam thì thực phẩm chức năng là thực phẩm (hay sản phẩm) có tác dụng hỗ trợ (phục hồi, duy trì hoặc tăng cường chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không tác dụng dinh dưỡng tao cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật.
Nền kinh tế - khoa học ngày càng phát triển dẫn tới nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng cũng ngày một cao. Những thực phẩm chức năng ngày càng đa dạng khiến cho khách hàng có nhiều lựa chọn. Vậy nên một hình thức quảng bá giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng tốt nhất đó chính là Quảng cáo nhưng quảng cáo như thế nào mới đúng pháp luật?
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng, Luật Gia Pháp sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí tối ưu cho quý khách hàng.
I. Cơ sở pháp lý khi xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
- Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21 tháng 06 năm 2012;
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 06 năm 2010 và Nghị định số 38/2012/NĐ – CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Thông tư số 08/2013/ TT-BYT hướng dẫn quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
II. Hồ sơ xin giấy phép thực phẩm chức năng gồm có:
1. Giấy đăng ký xác nhận nội dung xin giấy phép quảng cáo thực phẩm (theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/ TT-BYT );
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
3. Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với những sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật) hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
4. Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
5. Sản phẩm quảng cáo thực phẩm chức năng:
a) 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, đĩa mềm kèm theo 02 bản kịch bản (được đóng dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo) đối với quảng cáo trên truyền hình, điện ảnh, phát thanh.
b) 02 bản ma-ket nội dung dự kiến quảng cáo (được đóng dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo) và kèm theo file mềm ghi nội dung đăng ký quảng cáo đối với quảng cáo trên báo viết, tờ rơi, pốt-x-tơ (poster), áp phích hoặc in ấn trên vật dụng khác, quảng cáo trên báo điện tử, cổng thông tin điện tử của doanh nghiệp, cổng thông tin điện tử của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo, internet.
6. Tài liệu tham khảo, tài liệu khoa học chứng minh cho thông tin quảng cáo trong trường hợp nội dung quảng cáo không có trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Trong trường hợp tài liệu chứng minh được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt.
Toàn bộ tài liệu phải đóng dấu giáp lai của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo.
7. Mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo).
Một số lưu ý
Nội dung quảng cáo phải đúng tác dụng của sản phẩm đã công bố;
Trong trường hợp nếu có nội dung khác thì phải có tài liệu khoa học chứng minh và phải bảo đảm chính xác trung thực các nội dung về tên sản phẩm; xuất xứ hàng hoá, tên địa chỉ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu; tác dụng của sản phẩm (nếu có); các cảnh báo khi sử dụng sản phẩm (nếu có); hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản (đối với các sản phẩm có cách sử dụng, cách bảo quản đặc biệt); riêng với các sản phẩm thực phẩm chức năng phải có dòng chữ hoặc lời đọc “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”, chữ viết phải bảo đảm cỡ chữ Times New Roman 14, lời đọc phải nghe được trong điều kiện bình thường.
III. Công việc ty tư vấn luật doanh nghiệp Gia Phát tiến hành thành các thủ tục quảng cáo thực phẩm chức năng như sau:
- Tư vấn cho khách hàng những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng;
- Tư vấn về thủ tục xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng;
- Tiến hành chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cần thiết cho việc xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng;
- Tư vấn các vấn đề khác có liên quan;
- Hỗ trợ sau dịch vụ.
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ liên hệ: P603 – B3A KDDT Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hotline: 098.1214.789
Website: luatgiaphat.com
Hỗ trợ trực tuyến 24/7