Tổ chức họp báo là một kênh đối thoại quan trọng bổ trợ cho chiến lược truyền thông của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Nhằm mục đích thông cáo cho dư luận về những sản phẩm, sự kiện sắp được diễn ra, nó là một công cụ để doanh nghiệp có thể tiếp cận, xây dựng hình ảnh của mình đến công chúng. Muốn thưc hiện được một buổi họp báo thì doanh nghiệp cần phải có văn bản đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện hoạt động họp báo.
Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động tổ chức họp báo, Luật Gia Phát xin cung cấp gói dịch vụ tư vấn thủ tục xin giấy phép họp báo. Chúng tôi với phương châm 3T Tín – Tài – Tình Luật Gia Phát sẽ đáp ứng nhu cầu của Quý khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí tối ưu cho Quý khách hàng.
|
Thủ tục xin giấy phép họp báo |
I.Căn cứ pháp lý:
- Luật Báo chí; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí.
- Nghị định 51/2002/NĐ – CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí.
- Nghị định 67/ CP ngày 31/10/1996 của Chính Phủ ban hành Quy chế hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
- Thông tư liên bộ số 84/TTLB – VHTT – NG ngày 31/12/1996 của Bộ Văn hóa – Thông tin – Ngoại giao hướng dẫn thi hành Quy chế quản lý hoạt động thông tin báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
II. Trình tự, thủ tục xin giấy phép họp báo:
Tổ chức, công dân muốn họp báo phải báo trước bằng văn bản chậm nhất là 24 (hai mươi tư) tiếng đồng hồ tước khi họp báo cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí:
- Tổ chức ở Trung ương thông báo cho Bộ Văn hóa – Thông tin (Cục báo chí)
- Tổ chức, công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hóa – Thông tin)
Nội dung họp báo phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và mục đích của tổ chức đó. Việc họp báo chỉ được tổ chức khi cơ quan quản lý nhà nước về báo chí đồng ý bằng văn bản trong thời gian chậm nhất là 6 tiếng đồng hồ trước khi họp báo.
Đối với họp báo trong nước: Tổ chức, công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có văn bản gửi Sở Thông tin và Truyền thông.
Đối với cơ quan đại diện nước ngoài có trụ sở ở các địa phương ngoài Hà Nội khi họp báo có mời công dân Việt Nam tham dự thì thông báo bằng văn bản cho Sở Thông tin và Truyền thông; đồng thời thông báo cho Sở Ngoại vụ.
Đối với cơ quan nước ngoài và cá nhân người nước ngoài họp báo ở địa phận nào thì đăng ký bằng văn bản với Sở Thông tin và Truyền thông chậm nhất trước 48 giờ.
III. Hồ sơ xin giấy phép họp báo gồm:
IV. Dịch vụ thực hiện thủ tục xin giấy phép họp báo của Luật Gia Phát
- Tư vấn cho khách hàng về những vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục xin giấy phép họp báo.
- Kiểm tra nội dung họp báo có phù hợp theo quy định của pháp luật hay không
- Thay mặt khách hàng chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ xin giấy phép họp báo và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Nhận thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và gửi lại cho Quý khách hàng.
- Giải đáp thắc mắc, hỗ trợ Quý khách hàng sau dịch vụ.
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: P603 - B3A KĐT Nam Trung Yên, đường Mạc Thái Tổ, P.Trung Hòa, Q. Cầu Giấy,TP Hà Nội
Hotline: 098.1214.789
Website: luatgiaphat.com
Hỗ trợ trực tuyến 24/7