Quảng cáo ngoài trời
là một trong những hoạt động mà rất nhiều các doanh nghiệp lựa chọn thực hiện để
tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp cũng như quảng bá hình ảnh
thương hiệu của mình. Để quảng cáo ngoài trời thì các doanh nghiệp cần phải xin
giấy phép quảng cáo ngoài trời theo quy định của pháp luật. Luật Gia Phát xin
tư vấn thủ tục cấp giấy phép này.
1. Điều kiện xin giấy
phép quảng cáo ngoài trời:
– Phải được ủy ban Nhân
dân Thành phố phê duyệt quy hoạch;
– Doanh nghiệp cần phải
có đầy đủ trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cho yêu cầu thiết kế, tạo mẫu;
– Doanh nghiệp phải có
trụ sở, địa điểm kinh doanh dịch vụ và phương tiện thông tin liên lạc;
– Đơn xin xác nhận thực
hiện quảng cáo ngoài trời;
– Bản sao công chứng giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo ngoài trời(đối với
doanh nghiệp, công ty kinh doanh dịch vụ quảng cáo) hoặc bản sao công chứng
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề, hàng hoa(với doanh nghiệp, cá
nhân tự quảng cáo)
– Bản sao công chứng giấy
đăng ký chất lượng hàng hóa hoặc các giấy liên quan về chất lượng hàng hóa đối
với hàng hóa quảng cáo mà luật pháp quy định phải đăng ký tiêu chuẩn chất
lượng.
– Mẫu thiết kế(hoặc quette)
sản phẩm xin giấy phép quảng cáo ngoài trời.
– Các văn bản thẩm định
của cơ quan thẩm quyền về việc xây dựng đối với bảng, biển, pao, mành hình
treo, dán, đặt, dựng ngoài trời mà pháp luật về xây dựng quy định.
– Đối với quảng cáo
khuyến mại phải có văn bản xắc nhận về nội dung chương trình khuyến mại, của cơ
quan quản lý nhà nước.
– Đới với các công ty
quảng cáo phải có hợp đồng quảng cao giữ công ty muốn quảng cáo với công ty
cung cấp dịch vụ quảng cáo.
– Có hợp đồng thuê địa
điểm quảng cáo nếu nơi đó được thuê lại để làm quảng cáo.
2. Mộ số vấn đề cần lưu
ý khi xin giấy phép quảng
cáo ngoài trời:
–
Sau 30 ngày kể từ ngày giấy phép
hoạt động ngoài trời có hiệu lực, nếu đơn vị quảng cáo không tiến
hành thực hiện quảng cáo thì giấy phép
quảng cáo sẽ không còn hiệu lực pháp lý;
–
Đối với quảng cáo trên bảng, biển, pa-nô, màn hình, băng-rôn, vật phát quang,
vật thể trên không, dưới nước, vật thể di động khác và các hình thức tương tự
treo, đặt, dán, dựng ở ngoài trời hoặc tại điểm công cộng được sẽ quy định như
sau :
+
Không được phép che khuất trên mười phần trăm diện tích sản phẩm quảng cáo đã
đặt trước chưa hết thời hạn, theo hướng phía trước, cách hai trăm mét, nhìn
vuông góc chính giữa với các quảng cáo có trước;
+
Không được đặt trong hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia;
không được che khuất biển báo, đèn tín hiệu giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng;
+Tại
các đô thị, hạn chế quảng cáo có diện tích lớn ngoài trời không phù hợp với quy
hoạch đô thị, an toàn xã hội, mỹ quan và cảnh quan môi trường
3.Cơ quan cấp
phép:
Sở Văn hoá – Thông tin
cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo cho các đối tượng: Quảng cáo trên bảng, biển,
pano, băng rôn, màn hình đặt nơi công cộng, vật phát quang, vật thể trên
không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động;
4. Hồ sơ xin giấy phép giấy phép quảng
cáo bao gồm:
1 – Đơn đề nghị cấp giấy phép quảng cáo
(theo mẫu).
2 – Bản sao có giá trị pháp lý (bản sao
công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ) giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ biển quảng cáo (đối với
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ biển quảng cáo) hoặc bản sao có giá trị
pháp lý (bản sao công chứng hoặc chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành, nghề, hàng hoá
(đối với doanh nghiệp, cá nhân tự biển quảng cáo).
3 – Bản sao có giá trị pháp lý (có công
chứng / chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền/ của đơn vị
có sản phẩm biển quảng cáo) giấy đăng ký chất lượng hàng hoá hoặc các giấy
tờ tương tự về chất lượng hàng hoá đối với hàng hoá biển quảng cáo
mà pháp luật quy định phải đăng ký chất lượng, giấy chứng nhận đăng ký nhãn
hiệu tên sản phẩm, biểu tượng
4 – Mẫu (maket) sản phẩm biển quảng cáo
thể hiện rõ mầu sắc, kích thước và có đóng dấu của đơn vị đứng tên
đề nghị cấp phép.
* Phía dưới mẫu giấy phép quảng cáo: ghi rõ tên đơn vị thực hiện
giấy phép quảng cáo, giấy phép số ……do Sở VHTT tỉnh/thành phố cấp ngày……
tháng…… năm ……
5 – Bản sao có giá trị pháp lý (công
chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) hợp đồng
giữa người làm dịch vụ giấy phép quảng cáo (hoặc chủ giấy phép quảng cáo)
với người có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm,
phương tiện mà biển, bảng giấy phép quảng cáo sẽ đặt tại đó (có xác nhận
của UBND phường, xã, thị trấn hoặc bản sao công chứng Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc chứng thực của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ).
6 – Văn bản thoả thuận giữa chủ giấy
phép quảng cáo với đơn vị kinh doanh dịch vụ giấy phép quảng cáo trong
trường hợp tổ chức làm dịch vụ giấy phép quảng cáo đứng tên đề nghị cấp
giấy phép thực hiện giấy phép quảng cáo.
7 – Đối với trường hợp đặt biển giấy
phép quảng cáotấm nhỏ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ: phải có
bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các cơ sở đó.
8 – Đối với địa điểm lắp dựng biển
bảng giấy phép quảng cáo tấm lớn: phải có văn bản của Sở Quy hoạch – Kiến
trúc thoả thuận về kiến trúc-quy hoạch.
5. Thủ tục đăng kí
Bước 1. Hoàn chỉnh hồ sơ và nộp hồ sơ trực tiếp tại tổ tiếp nhận
hồ sơ – Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Bước 2. Hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
Bước 3. Nhận phiếu hẹn của cán bộ tiếp nhận hồ sơ (đối với hồ sơ
hợp lệ).
Mọi
chi tiết xin liên hệ:
Hotline:
098.1214.789
Email:
luatgiaphat@gmail.com