Trong thời đại phát triển hiện
nay,vai trò của các sản phẩm trí tuệ trong cuộc sống ngày càng gia tăng về cả số
lượng lẫn chất lượng thì việc bảo hộ quyền tác giả ngày càng trở lên quan trọng
hơn. Đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả – Việc đăng ký này là việc làm
rất nhỏ nhưng mang lại giá trị to lớn cho bạn, những sản phẩm ý tưởng của bạn sẽ
được bảo hộ sở hữu và không thể xâm phạm. Luật Gia Phát chúng tôi có chuyên
viên giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn bảo hộ các sản phẩm trí tuệ của
khách hàng, nếu bạn đang vướng mắc một vài thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả của mình hãy liên hệ tới
chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.
|
Bảo hộ quyền tác giả |
I.Cơ sở pháp lý về bảo hộ quyền tác giả:
- Nghị định 100/CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Bộ luật Dân sự,
- Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan;
Nghị định 85/CP ngày 20/9/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền
liên quan;
- Quyết định
số 88/2006/QĐ-BVHTT ngày 17 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông
tin về việc ban hành các mẫu tờ khai, giấy chứng nhận đăng ký quyền tác
giả, quyền liên quan; Nghị quyết 69/NQ-CP ngày 27/12/2010 về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch.
II. Hồ
sơ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả bao gồm:
1. Trường hợp người
đăng ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả và các đồng tác giả:
- 03 bản mẫu tác
phẩm cần đăng ký; tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố;
- 02 Bản sao chứng
minh nhân dân của tác giả và các tác giả.
- Tên đầy đủ, bút
danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả và các đồng tác giả;
- Giấy ủy quyền của
tác giả và các tác giả (theo mẫu);
- Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng
tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai;
2. Trường hợp người đăng ký là chủ sở
hữu không đồng thời là tác giả (tổ chức, công ty):
- 03 bản mẫu tác phẩm gốc;
- 01 Giấy ủy quyền của tổ chức công ty (theo mẫu);
- 01 Bản sao công chứng chứng minh nhân dân (hoặc Chứng minh thư gốc nộp kèm để
đối chiếu khi không có công chứng bản sao) của tác giả/các tác giả tác phẩm có
xác nhận sao y bản chính;
- Giấy chuyển nhượng quyền sở hữu tác phẩm của tác giả/ các tác giả cho chủ sở
hữu tác phẩm (tổ chức, công ty) (1 bản);
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập có công
chứng;
- Giấy cam đoan của tác giả/các tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm
bản quyền của ai (theo mẫu);
- Các thông tin khác: bút danh của tác giả; địa chỉ; số điện thoại và fax của
tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
(*)Các trường hợp cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực
Giấy chứng nhận:
1. Trường hợp cấp lại, đổi Giấy chứng
nhận bảo hộ quyền tác giả:
- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả,
chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu xin cấp lại hoặc đổi Giấy chứng nhận thì
nộp đơn nêu rõ lý do và nộp 01 hồ sơ theo quy định tại Điều 50 của Luật Sở hữu
trí tuệ.
- Cục Bản quyền tác giả cấp lại Giấy chứng nhận trong trường
hợp Giấy chứng nhận bị mất; đổi Giấy chứng nhận trong trường hợp bị rách nát,
hư hỏng hoặc thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan;
2. Trường hợp hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng
nhận quyền tác giả:
- Trường hợp người được cấp Giấy chứng
nhận không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên
quan hoặc tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký
không thuộc đối tượng bảo hộ thì Cục Bản quyền tác giả hủy bỏ hiệu lực các Giấy
chứng nhận đã cấp.
- Tổ chức, cá nhân phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận trái
với quy định của Luật này thì có quyền yêu cầu Cục Bản quyền tác giả hủy bỏ hiệu
lực Giấy chứng nhận.
III. Dịch vụ
tư vấn đăng ký bản quyền tác giả của Luật Gia Phát:
1. Tư vấn miễn phí
cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động Đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả
như:
- Tư vấn khả năng
bảo hộ đối với quyền tác giả, quyền liên quan;
- Tư vấn hồ sơ
tài liệu chuẩn bị đăng ký, quyền tác giả, quyền liên quan;
- Tư vấn về phạm
vi bảo hộ của quyền tác giả, quyền liên quan;
- Tư vấn các dấu
hiệu vi phạm bản quyền tác giả;
- Tư vấn các vấn đề khác có liên quan.
2. Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của
các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng:
- Trên cơ sở các
yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ phân tích,
đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
- Trong trường hợp
khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của
khách hàng trong việc Đăng ký bản quyền tác giả, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự
tham gia theo đúng yêu cầu;
- Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch
thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.
3. Đại diện hoàn tất các thủ tục Đăng
ký bảo hộ bản quyền tác giả cho khách hàng, cụ thể:
- Sau khi ký hợp
đồng dịch vụ, Luật Việt Tín sẽ tiến hành soạn hồ sơ Đăng ký bản
quyền tác giả cho khách hàng;
- Đại diện lên Cục
sở hữu trí tuệ để nộp hồ sơ Đăng ký bản quyền tác giả cho khách hàng;
- Đại diện theo
dõi hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
- Đại diện nhận
giấy chứng nhận Đăng ký bản quyền tác giả tại Cục sở hữu trí tuệ cho khách
hàng.
- Theo dõi xâm phạm
bản quyền tác giả, tiến hành lập hồ sơ tranh tụng khi cần thiết.
- Soạn công
văn trả lời phúc đáp khi xảy ra tranh chấp bản quyền tác giả với các
chủ đơn khác.