Rượu được coi
là một trong các mặt hàng đặc biệt. Các doanh nghiệp muốn lưu hành mặt hàng này cần có giấy phép buôn
bán sản phẩm rượu. Vậy thủ tục xin giấy phép buôn bán sản phẩm rượu như thế
nào? Hãy đến với chúng tôi - Luật Gia Phát với đội ngũ luật sư chuyên viên có
trình độ chuyên sâu sẽ hỗ trợ các bạn xin giấy phép buôn bán sản phẩm rượu một
cách nhanh chóng.
|
Thủ tục xin giấy phép buôn bán sản phẩm rượu |
I. Căn
cứ pháp lý:
1. Nghị định
số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ về Quy định chi tiết Luật Thương
mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều
kiện.
2. Nghị định
số 40/2008/NĐ-CP ngày 07/4/2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
3. Thông tư số 10/2008/TT-BCT
ngày 25/7/2008 của Bộ Công Thương về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
số 40/2008/NĐ-CP ngày 07/4/2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.
II. Tư vấn
xin giấy phép buôn bán sản phẩm Rượu tại Luật Gia Phát:
1. Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến
hoạt động xin Giấy phép buôn bán sản phẩm rượu:
- Tư vấn những
quy định của pháp luật về việc cấp Giấy phép buôn bán rượu cho khách hàng;
- Tư vấn các thủ
tục xin Giấy phép buôn bán sản phẩm rượu;
- Tư vấn chuẩn bị
hồ sơ, tài liệu chuẩn xin Giấy phép buôn bán sản phẩm rượu;
- Tư vấn các nội dung khác có liên
quan.
2. Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của
các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng:
- Trên cơ sở các
yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ phân
tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
- Trong trường hợp khách hàng cần
chuyên gia tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng
trong việc xin Giấy phép kinh doanh rượu, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham
gia theo đúng yêu cầu.
3. Luật Gia Phát sẽ đại diện hoàn tất các
thủ tục xin Giấy phép buôn bán sản phẩm rượu cho khách hàng, cụ thể:
- Sau khi ký hợp
đồng dịch vụ, Luật Gia Phát sẽ tiến hành soạn hồ sơ xin Giấy phép buôn bán sản phẩm rượu cho khách hàng;
- Đại diện lên Bộ
Công Thương để nộp hồ sơ xin Giấy phép buôn bán sản phẩm rượu cho khách hàng;
- Đại diện theo
dõi hồ sơ và trả lời của Bộ Công Thương, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho
khách hàng;
- Đại diện nhận Giấy phép buôn bán sản phẩm rượu tại Bộ Công Thương cho khách hàng.
III. Hồ sơ xin giấy phép buôn bán
sản phẩm rượu bao gồm:
2. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế;
3. Phương án kinh doanh (đối với thương
nhân kinh doanh bán buôn rượu), gồm các nội dung:
- Đánh giá tình
hình, kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm trước đó, kèm theo bản sao hợp lệ các
hợp đồng mua bán (hoặc đại lý mua bán) với các nhà cung cấp rượu (nếu đã kinh
doanh), trong đó nêu rõ: các số liệu tổng hợp về loại rượu, giá mua, giá bán, số lượng và trị giá mua, bán (tổng số và phân chia theo nhà cung cấp rượu và theo
địa bàn kinh doanh), các khoản thuế đã nộp, lợi nhuận;
- Dự kiến kết quả
kinh doanh cho năm tiếp theo kể từ năm thương nhân xin cấp Giấy phép kinh doanh
rượu; trong đó nêu rõ: tên, địa chỉ của nhà cung cấp rượu sẽ mua, loại rượu,
giá mua, giá bán, số lượng và trị giá mua, bán (tổng số và phân chia theo nhà cung cấp rượu và theo địa bàn kinh doanh), các khoản thuế sẽ nộp, lợi nhuận;
- Hình thức tổ chức
bán hàng, phương thức quản lý hệ thống phân phối;
- Bảng kê danh sách thương nhân đã hoặc
sẽ thuộc hệ thống phân phối của mình, bao gồm: tên thương nhân, địa chỉ trụ sở
chính của thương nhân, địa chỉ cửa hàng bán rượu (nếu có), mã số thuế, bản sao
hợp lệ Giấy phép kinh doanh rượu ( nếu đã kinh doanh ), địa bàn kinh doanh dự kiến;
4. Hồ sơ về kho hàng ( hoặc hệ thống kho
hàng ), gồm:
- Địa điểm và
năng lực ( sức chứa ) của kho;
- Tài liệu chứng
minh quyền sử dụng nhà kho ( là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời
gian tối thiểu là 01 năm );
- Bảng kê thiết bị
kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong kho ( để bảo đảm nhà kho luôn thoáng,
mát và tránh được mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm rượu );
- Các tài liệu liên quan đến an toàn về
phòng cháy chữa cháy, về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo
quy định của pháp luật.
5. Hồ sơ về địa điểm kinh doanh, gồm:
- Địa chỉ và mô tả
khu vực kinh doanh rượu;
- Tài liệu chứng
minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử
dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);
- Bảng kê thiết bị
kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh rượu (để bảo đảm
khu vực kinh doanh luôn thoáng, mát và tránh được mặt trời chiếu trực tiếp vào
sản phẩm rượu);
- Các tài liệu liên quan đến an toàn về
phòng cháy chữa cháy, về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo
quy định của pháp luật.
6. Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng bán
buôn, hợp đồng đại lý bán buôn với ít nhất một nhà cung cấp rượu đối với thương
nhân bán buôn;
(*)Ghi
chú:
- Thương nhân kinh
doanh bán buôn rượu từ 02 tỉnh trở lên gửi hồ sơ về Bộ Công Thương;
- Thương nhân kinh
doanh bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh gửi hồ sơ về Sở Công Thương nơi thương
nhân có trụ sở chính;
- Thương nhân kinh doanh bán lẻ rượu gửi
hồ sơ về Phòng Công Thương cấp huyện nơi thương nhân có trụ sở chính.
Với phương châm hoạt động uy tín, chuyên nghiệp, phục vụ tận tình.
Luật Gia Phát là sự lựa chọn tốt nhất cho khách hàng.!
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: Phòng 102 C1 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 098.1214.789
Email: luatgiaphat@gmail.com
Website: luatgiaphat.com
Hỗ trợ trực tuyến 24/7