Các sản phẩm thực hiện
hiện nay có một môi trường tiêu thụ khá mạnh, tuy nhiên để sản phẩm ở mức nổi
trội và được nhiều đối tượng biết tới, không phải là điều dễ. Các doanh nghiệp
phải thực hiện thủ tục quảng cáo để đạt đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.
Luật
Gia Phát chuyên cung cấp các dịch
vụ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng. Cụ thể công việc Luật Gia Phát làm:
1.Tư vấn các quy định của
pháp luật về việc xin giấy phép quảng cáo thực phẩm;
2.Tư vấn thủ tục xin Giấy
phép quảng cáo thực phẩm
3.Tư vấn về hồ sơ, tài
liệu cần và đủ cho việc xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm
4. Phối hợp cùng khách
hàng hoàn thiện hồ sơ, tài liệu xin giấy phép quảng cáo thực phẩm
5. Công chứng, chứng thực
các giấy tờ có liên quan.
6. Đại diện cho khách hàng
nộp và theo dõi hồ sơ xin giấy phép quảng cáo.
|
Tư vấn xin
giấy phép quảng cáo
|
A. Cơ sở pháp lý khi xin giấy phép quảng cáo:
1.Pháp lệnh quảng cáo số
39/2001/PL-UBTVQH 10 ngày 16/11/2001
2.Nghị định số
24/2003/NĐ-CP ngày 13/03/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp
lệnh Quảng cáo
3.Thông tư số
43/2003/TT-BVHTT ngày 16/07/2003 của Bộ Văn hoá thông tin hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/03/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Pháp lệnh Quảng cáo
4.Thông tư số
79/2005/TT-BVHTT ngày 08/12/2005 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư
số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/07/2003 của Bộ Văn hoá thông tin hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/03/2003 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Pháp lệnh về Giấy
phép quảng cáo.
B. Thành phần hồ sơ xin giấy phép quảng cáo bao gồm:
1. Giấy đăng ký xác nhận
nội dung quảng cáo thực phẩm (theo mẫu Phụ lục 01 Thông tư số 08/2013/TT-BYT);
2. Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh của doanh (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung
quảng cáo);
3. Giấy xác nhận công bố
phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với những sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ
thuật) hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung xin giấy phép quảng cáo);
4. Bản thông tin chi tiết
về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (Bản sao có dấu của tổ chức,
cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
5. Sản phẩm quảng cáo thực
phẩm:
a) 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm
thanh, đĩa mềm kèm theo 02 bản kịch bản (được đóng dấu của tổ chức, cá nhân
đăng ký nội dung quảng cáo) đối với quảng cáo trên truyền hình, điện ảnh, phát
thanh.
b) 02 bản ma-ket nội dung dự kiến quảng cáo (được đóng dấu của tổ
chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng
cáo) và kèm
theo file mềm ghi nội dung đăng ký giấy
phép quảng cáo đối với quảng cáo trên báo viết, tờ rơi, pốt-x-tơ (poster), áp
phích hoặc in ấn trên vật dụng khác, quảng cáo trên báo điện tử, cổng thông tin
điện tử của doanh nghiệp, cổng thông tin điện tử của đơn vị làm dịch vụ quảng
cáo, internet.
6. Tài liệu tham khảo, tài
liệu khoa học chứng minh cho thông tin quảng cáo trong trường hợp nội dung
quảng cáo không có trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có
thẩm quyền xác nhận. Trong trường hợp tài liệu chứng minh được viết bằng tiếng
nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt.
Toàn bộ tài liệu phải đóng
dấu giáp lai của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo.
7. Mẫu nhãn sản phẩm đã
được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân
đăng ký nội dung quảng cáo).
Lưu ý khi xin giấy
phép quảng cáo:
1. Nội dung quảng cáo trên
các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, pốt-x-tơ (poster), áp phích phải
bảo đảm đúng tác dụng của sản phẩm đã công bố; ngoài các nội dung đã công bố,
nếu có nội dung khác thì phải có tài liệu khoa học chứng minh và phải bảo đảm
chính xác trung thực các nội khi xin
giấy phép quảng cáo như sau:
a) Tên sản phẩm;
b) Xuất xứ hàng hoá, tên địa chỉ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu;
c) Tác dụng của sản phẩm (nếu có);
d) Các cảnh báo khi sử dụng sản phẩm (nếu có);
đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản (đối với các sản phẩm có
cách sử dụng, cách bảo quản đặc biệt);
e) Riêng với các sản phẩm thực phẩm chức năng phải có dòng chữ
hoặc lời đọc “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế
thuốc chữa bệnh”, chữ viết phải bảo đảm cỡ chữ Times New Roman 14, lời
đọc phải nghe được trong điều kiện bình thường.
2. Đối với quảng cáo trên bảng, biển, panô, kệ giá kê hàng, các
vật dụng khác, vật thể trên không, dưới nước, vật thể di động không nhất thiết
phải chứa đầy đủ các nội dung thông tin về sản phẩm (cách dùng, tác dụng, bảo
quản) nhưng phải bảo đảm phù hợp với nội dung đã công bố hợp khi xin giấy phép quảng cáo.
Với
phương châm hoạt động uy tín, chuyên nghiệp, phục vụ tận tình.
Luật
Gia Phát là sự lựa chọn tốt nhất cho khách hàng.